Escivex 20 - Escitalopram 20mg Akums Drugs & Pharmaceuticals Ltd
Chính sách khuyến mãi
Dược sỹ tư vấn 24/7.
Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá.
Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.
Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.
Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg).
Thông tin dược phẩm
Video
Escivex 20 là thuốc gì?
- Escivex 20 là thuốc điều trị trầm cảm và rối loạn lo âu được sản xuất bởi Ấn Độ. Thành phần chính của thuốc là Escitalopram - thuốc chống trầm cảm theo cơ chế ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin, bào chế dạng viên nén bao phim. Escivex 20 cần thận trọng khi sử dụng cho người có tiền sử co giật hoặc người bị rối loạn hành vi. Trong quá trình sử dụng, tránh giảm liều và ngừng thuốc một cách đột ngột, mà cần giảm liều từ từ, kéo dài vài tuần hay vài tháng trước khi ngưng thuốc.
Thành phần
- Escitalopram 20mg
Chỉ định của Escivex 20
- Điều trị cấp và duy trì bệnh trầm cảm ở người lớn và trẻ em 12 – 17 tuổi.
- Điều trị cấp chứng lo âu toàn thể ở người lớn.
- Điều trị cơn hoảng sợ có hoặc không kèm theo ám ảnh sợ khoảng trống.
- Điều trị chứng lo âu xã hội (sợ tiếp xúc với xã hội).
- Điều trị chứng ám ảnh cưỡng bức.
Chống chỉ định khi dùng Escivex 20
- Dị ứng với Escitalopram hay bất kỳ thành phần nào có trong chế phẩm;
- Chống chỉ định sử dụng thuốc Escivex đồng thời với các thuốc nhóm ức chế monoamine oxidase (MAOIs).
Cách dùng và liều dùng của Escivex 20
- Cách dùng:
- Thuốc dùng đường uống.
- Liều dùng:
- Trẻ em trên 12 tuối: 10 mg uống 1 lần/ngày; có thể tăng liều lên đến 20 mg, uống 1 lần/ngày sau ít nhất 3 tuần.
- Người lớn:
- Liều thông thường 10 mg, uống 1 lần/ngày; có thể tăng liều lên đến 20 mg, uống 1 lần/ngày sau ít nhất 1 tuần.
- Đợt trầm cảm nặng: 10 mg uống 1 lần/ngày; có thể tăng liều lên đến tối đa 20 mg, uống 1 lần/ngày. Thông thường tác dụng chống trầm cảm đạt được sau 2 – 4 tuần điều trị. Sau khi điều trị hết triệu chứng, tiếp tục điều trị củng cố ít nhất trong 6 tháng.
- Điều trị chứng hoảng loạn có hoặc không kèm theo ám ảnh sợ khoảng trống: Liều ban đầu 5 mg/ngày trong tuần đầu, sau đó tăng lên 10 mg/ngày. Tùy theo đáp ứng có thể tăng liều lên đến tối đa 20 mg, uống 1 lần/ngày.
- Điều trị chứng lo âu xã hội: Liều thông thường 10 mg, uống 1 lần/ ngày, trong khoảng 2 – 4 tuần các triệu chứng mới giảm. Tùy theo đáp ứng của người bệnh có thể giảm liều đến 5 mg/ngày hoặc tăng đến liều tối đa 20 mg/ngày. Điều trị duy trì trong khoảng 12 tuần để duy trì đáp ứng điều trị.
- Điều trị chứng lo âu toàn thể: Liều đầu tiên 10 mg/ngày, tùy theo đáp ứng của người bệnh, có thể tăng lên đến tối đa 20 mg/ngày. Điều trị lâu dài ở người đáp ứng với điều trị ở liều 20 mg/ngày đã được nghiên cứu ít nhất 6 tháng.
- Điều trị chứng ám ảnh cưỡng bức: Liều đầu tiên 10 mg/ngày, tùy theo đáp ứng của người bệnh, có thể tăng lên đến tối đa 20 mg/ngày. Cần điều trị thời gian đủ để đảm bảo hết triệu chứng. Phải đánh giá thường xuyên lợi ích điều trị và liều lượng điều trị.
- Liều dùng ở người trên 65 tuối: Liều ban đầu bằng 1/2 liều thông thường khuyến cáo. Liều tối đa thấp hơn liều tối đa được khuyến cáo cho người lớn. Thông thường dùng 10 mg uống 1 lần/ngày.
- Liều dùng ở bệnh nhân suy thận:
- Suy thận mức độ nhẹ và vừa: Không cần hiệu chỉnh liều.
- Suy thận nặng (Cl < 20 ml/phút): Thận trọng khi sử dụng.
- Liều dùng ở bệnh nhân suy gan:
- Suy gan nhẹ và vừa: Liều ban đầu 5 mg/ngày, trong 2 tuần đầu, tùy theo đáp ứng có thể tăng đến 10 mg, uống 1 lần/ngày.
- Người chuyển hóa chậm CYP2C19: Liều ban đầu 5 mg/ngày, trong 2 tuần đầu, tùy theo đáp ứng có thể tăng đến 10 mg, uống 1 lần/ngày.
Tương tác
- Dưới đây là một số thuốc tương tác với Escivex 20 khi dùng kết hợp như :
- Buspirone;
- Lithium;
- Tryptophan (L-tryptophan);
- Thuốc chống đông máu như warfarin;
- Thuốc trị đau nửa đầu như Sumatriptan, Rizatriptan;
- Thuốc giảm đau chứa chất gây mê như Fentanyl hoặc Tramadol.
- Bạn cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang dùng trước khi sử dụng thuốc.
Các lựa chọn thay thế Escivex 20
- Trong trường hợp cần thay thế Escivex 20, bạn có thể tham khảo Escipra 5, Cipralex 10mg, Exidamin 10mg. Các loại thuốc này đều chứa hoạt chất Escitalopram, dùng trong điều trị trầm cảm và rối loạn lo âu. Thuốc Escitalopram bắt đầu tác dụng sau 1 tuần và đáp ứng lâm sàng sau 8 - 12 tuần điều trị. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ như nhức đầu, buồn ngủ, mất ngủ, chóng mặt; với nam giới có thể bị rối loạn cương dương. Việc sử dụng thuốc cần sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
Lời khuyên về dinh dưỡng
- Người bệnh trầm cảm ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện bệnh là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Người bị trầm cảm nên ăn các thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá thu, hải sản, cá trích… để tăng cường chức năng não bộ và thần kinh. Người bệnh cũng nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây như súp lơ, rau bina, cà chua, ớt chuông, quả bơ… để bổ sung thêm vitamin A và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cần kiêng ăn đường và các thực phẩm chứa nhiều đường, cà phê và các đồ uống có cồn để tránh tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Câu hỏi thường gặp
Thuốc Escivex 20 thường gây tác dụng phụ điển hình như nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, ợ nóng, rối loạn cương dương… Tác dụng phụ ít gặp hơn như khô miệng, chán ăn, giảm ham muốn tình dục… Cần thông báo với bác sĩ nếu bạn gặp bất cứ tác dụng phụ nào của thuốc.
Thuốc Escivex 20 hiện được bán tại Hải Đăng Pharma với giá 210.000. Tùy từng thời điểm, giá có thể có sự chênh lệch. Qúy khách hàng vui lòng liên hệ với quầy thuốc qua hotline/zalo 090.179.6388 để được tư vấn.
Tác dụng phụ điển hình của Escivex 20 có thể gặp như buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, ợ nóng, rối loạn cương dương…. Tác dụng phụ ít gặp hơn như tiêu chảy, táo bón, chán ăn, giảm ham muốn tình dục…
Cho đến nay chưa có thông tin những nghiên cứu phù hợp về sử dụng escitalopram ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm trên động vật cho thấy escitalopram ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết sử dụng escitalopram ở phụ nữ mang thai, cần cân nhắc cấn thận lợi ích đối với người mẹ và nguy cơ đối với thai nhi.
Nếu điều trị escitalopram từ đầu thai kỳ, việc ngừng thuốc phải cấn thận từng bước, nhất là ở thai kỳ thứ ba, tránh ngừng thuốc đột ngột khi mang thai vì giảm liều hoặc ngừng thuốc nhanh ở phụ nữ mang thai có nguy cơ cao tái phát các triệu chứng trầm cảm.
Các triệu chứng sau đây có thể gặp ở trẻ sơ sinh ở những bà mẹ dùng escitalopram cuối thai kỳ: Suy hô hấp, xanh tím, ngừng thở, co giật, thân nhiệt không ốn định, khó cho ăn, nôn, hạ glucose huyết, tăng hoặc giảm trương lực cơ, run… Các triệu chứng này có thể do tác dụng của serotonin hoặc do ngừng điều trị. Đa số triệu chứng xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này